Khi trẻ bị sốt cần cảnh giác với 4 căn bệnh dễ mắc phải vào mùa hè

Để chăm sóc trẻ em tốt hơn, bạn cần cảnh giác với 4 căn bệnh sau đây thường sẽ dễ xuất hiện vào mùa hè nếu trẻ có dấu hiệu bị sốt nhé!

Vào mùa hè, thời tiết trở nên khắc nghiệt, mọi người thường sẽ dễ mắc bệnh hơn, nhất là trẻ em –  đối tượng có sức đề kháng kém. Chính vì thế, mọi người cần cảnh giác với một số căn bệnh nếu trẻ có dấu hiệu bị sốt vào mùa hè, để chăm sóc trẻ tốt hơn nhé!

1 Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng do nhiều loại enterovirus gây ra và trở thành căn bệnh lây nhiễm phổ biến thường thấy ở trẻ em. Việc căn bệnh này trở nên nguy hiểm là do nhiều người không biết mình mắc bệnh đi lây nhiễm virus khắp nơi và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Bệnh tay chân miệngBệnh tay chân miệng

Đối với trẻ em, khi bị tay chân miệng, trẻ sẽ có nhiều triệu chứng như sốt, phát ban, nổi mụn rộp ở miệng, tay chân, mông,… Cần cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng được cách ly, khử trùng đúng cách để hạn chế việc lây lan.

Tay chân miệng thường xuất hiện cao điểm từ tháng 5 đến tháng 7. Tuy nhiên, căn bệnh này tiếp tục phát triển và dự đoán giai đoạn cao điểm là tháng 8. Phụ huynh cần hết sức chú ý khi trong nhà có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé!

2 Bệnh Herpangina

Bệnh Herpangina là một bệnh do nhiễm enterovirus gây ra. Phân, miệng hoặc đường hô hấp là những con đường lây nhiễm chính. Vào mùa hè, mùa thu, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hết và đối tượng bị ảnh hưởng chủ yếu là trẻ em từ 1 đến 7 tuổi.

Bệnh HerpanginaBệnh Herpangina

Sốt, đau họng, niêm mạc hầu họng bị loét bề mặt, có mụn rộp nhỏ chính là những biểu hiện của căn bệnh này. Ngoài ra, còn có một số trường hợp đặc biệt xuất hiện co giật do sốt và viêm não.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh Herpangina cho trẻ bao gồm ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi và thường xuyên vận động. Đặc biệt, phụ huynh cần thường xuyên chủ động khử trùng đồ chơi, các loại dụng cụ ăn

3 Cảm cúm

Cảm cúm là căn bệnh do virus gây ra, làm nhiễm trùng đường hô hấp. Biểu hiện của cảm cúm bao gồm sốt cao co giật, sốt li bì, đau đầu, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi,… Những triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.

Cảm cúmCảm cúm

Đối với người già, trẻ nhỏ hoặc những người có hệ miễn dịch yếu, cảm cúm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng do virus gây ra như viêm phổi, viêm phế quản, viêm khí quản, viêm thanh quản và những triệu chứng khác về đường tiêu hóa thường phổ biến ở người lớn.

Theo PGS.TS Tạ Anh Tuấn – Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện chưa có cách điều trị đặc hiệu cho bệnh cúm, tùy thuộc vào lâm sàng bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Vì vậy, đây là căn bệnh cần được phòng ngừa, điều trị sớm trong vòng 48 giờ xuất hiện triệu chứng. Để phòng ngừa hiệu quả, phụ huynh nên cho trẻ em được tiêm phòng cúm theo định kỳ.

4 Viêm phổi ở trẻ em

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ mà bệnh viêm phổi ở trẻ em có được xem là nghiêm trọng hay không. Bởi đây là căn bệnh do vi khuẩn, virus gây ra và trở thành một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ em.

Viêm phổi ở trẻ emViêm phổi ở trẻ em

Một số triệu chứng thường thấy khi trẻ em mắc viêm phổi như sốt, ho, khó thở, đau ngực, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn,… Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện nếu không được điều trị kịp thời như viêm phế quản, suy hô hấp, viêm phổi nặng, thiếu oxy cơ thể.

Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, trẻ có hệ miễn dịch yếu, trẻ có bệnh lý nền, bệnh viêm phổi thường diễn ra nghiêm trọng, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Vì vậy, căn bệnh này cần chú ý, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Trên đây là bài viết về 4 căn bệnh dễ mắc vào mùa hè khi trẻ bị sốt mà Tùng Kingtech giới thiệu đến bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc trẻ luôn khỏe mạnh bạn nhé!

Nguồn: Báo Điện tử Phụ nữ Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm:

Chọn mua trái cây tươi ngon tại Bách Hoá XANH để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể:

Tùng Kingtech

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *