Đuối nước khô là gì? Nên làm gì khi trẻ bị đuối nước khô?

Bạn từng nghe nói đến “đuối nước khô” chưa? Vậy đuối nước khô là gì, có nguy hiểm không và nên làm gì khi trẻ bị đuổi nước khô? Tìm hiểm ngay cùng Bách hoá XANH

Cụm từ “đuối nước khô” chắc còn xa lạ với nhiều người nhưng trên thực tế đây là một biết chứng rất nguy hiểm và phổ biến ở trẻ em. Hôm nay cùng Bách hoá XANH tìm hiểu xem đây là gì theo tham vấn của Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán – Bác sĩ Hồi sức cấp cứu – Khoa Hồi sức Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng nhé!

1 Đuối nước khô là gì?

Theo các chuyên gia y tế, “đuối nước” là tình trạng khó thở sau khi bị nước vào đường thở. Điều đó xảy ra trong khi bơi hoặc tắm hoặc hay giản hơn là chỉ bị chất lỏng vào miệng họng. Nếu không được trợ giúp trong tình huống khó thở cấp cứu, có thể dẫn đến tử vong.

Thuật ngữ “chết đuối khô” và “chết đuối thứ cấp” chỉ ra những biến chứng hiếm gặp mà bạn nên biết. Với “chết đuối khô”, bạn nên hiểu là nước không bao giờ vào đến phổi. Thay vào đó, hít thở trong nước khiến dây thanh quản của trẻ co thắt và đóng lại dẫn đến khó thở. Những dấu hiệu đó sẽ biểu hiện triệu chứng ngay lập tức như trong tình huống hóc dị vật vào đường thở.

“Chết đuối thứ cấp” là một thuật ngữ khác mà mọi người sử dụng để mô tả một biến chứng đuối nước khác. Nó xảy ra nếu nước vào phổi, gây kích ứng niêm mạc phổi và chất lỏng có thể tích tụ, gây ra tình trạng gọi là phù phổi. Bạn có thể nhận thấy con mình khó thở ngay lập tức và tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn trong 24 giờ tiếp theo.

Đuối nước khô là gì?Đuối nước khô là gì?

2 Các dấu hiệu và triệu chứng của đuối nước khô

Do bé còn nhỏ và không thể biết được cơ thể mình đang diễn ra như thế nào, vì vậy, trong vòng 1 giờ sau khi trẻ ra khỏi khu vực có nước, ba mẹ nên quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ xem có xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng của đuối nước khô hay không. Các triệu chứng bé bị đuối nước khô là:

  • Thanh quản bị co thắt
  • Ho
  • Tức ngực
  • Chóng mặt
  • Khó thở
  • Cơ thể vô cùng mệt mỏi
  • Buồn ngủ
  • Choáng váng
  • Khó khăn khi nói chuyện
  • Mơ màng, không tỉnh táo
  • Xuất hiện bọt ở miệng hoặc mũi
  • Thay đổi hành vi, dễ cáu kỉnh hoặc giảm năng lượng do não không nhận đủ oxy

Các dấu hiệu và triệu chứng của đuối nước khôCác dấu hiệu và triệu chứng của đuối nước khô

3 Nên làm gì khi trẻ bị đuối nước khô?

Khi phát hiện ra bất cứ điều gì bất thường  bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Đây là một tình trạng khẩn cấp, cần phải cấp cứu kịp thời.

Trong một số trường hợp, các dấu hiệu và triệu chứng của đuối nước khô có thể tự biến mất, tuy nhiên, không vì thế mà lơ là, chủ quan. Ba mẹ nên kiểm tra và quan sát chặt chẽ các biểu hiện của con trong vòng 24 giờ để tránh xảy ra các tình huống đáng tiếc.

Khi các triệu chứng không có dấu hiệu biến mất mà diễn tiến theo chiều hướng xấu đi, bạn hãy giúp con giữ bình tĩnh và sau đó đưa con đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Lúc này, bác sĩ sẽ cho trẻ chụp X-quang ngực và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán khác nhằm kiểm tra đường thở, nhịp tim, nồng độ oxy và nhiệt độ cơ thể của trẻ.

Nếu các chức năng duy trì sự sống của cơ thể đang dần trở lại bình thường, trẻ sẽ tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện trong vòng 4 đến 6 giờ trước khi hoàn toàn ổn định.

Nên làm gì khi trẻ bị đuối nước khô?Nên làm gì khi trẻ bị đuối nước khô?

4 Cách phòng ngừa đuối nước khô

Để phòng ngừa đuối nước khô, ba mẹ nên lưu ý:

  • Luôn quan sát và theo dõi chặt chẽ khi trẻ đang ở khu vực có nước
  • Tuyệt đối không để trẻ bơi hoặc tắm một mình
  • Chỉ cho phép trẻ được bơi trong khu vực có nhân viên cứu hộ
  • Trang bị thêm các đồ cứu hộ như áo phao cho cả bản thân và trẻ nhỏ khi đi qua sông nước
  • Cho con theo học thêm các lớp kỹ năng giúp an toàn dưới nước hoặc phụ huynh có thể tham gia các chương trình hướng dẫn đảm bảo an toàn cho trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi khi tiếp xúc với khu vực có nước.
  • Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ, nên xây rào chắn ở khu vực có hồ bơi tại nhà để tránh trẻ bị đuối nước ướt hoặc đuối nước khô.
  • Tham gia các lớp dạy sơ cứu đuối nước, ví dụ như hồi sức tim phổi

Cách phòng ngừa đuối nước khôCách phòng ngừa đuối nước khô

Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng đuối nước khô mà Bách hoá XANH đã tổng hợp. Trong tình huống nguy hiểm, cha mẹ hoặc người thân cần sơ cứu trẻ bị đuối nước đúng cách và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Nguồn: Vinmec

Có thể bạn quan tâm:

Mua sữa bột các loại cho bé tại Bách hoá XANH:

Tùng Kingtech

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *