14 nguyên tắc ngồi thiền đúng cách mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

Hãy cùng Tùng Kingtech tìm hiểu về 14 nguyên tắc ngồi thiền và cách áp dụng chúng vào cuộc sống để tăng cường sức khỏe và chữa lành tâm trí.

Ngồi thiền là một phương pháp giúp giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện tâm trạng của con người. Khi ngồi thiền, ta tập trung vào hơi thở và cảm nhận những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Nghiên cứu cho thấy ngồi thiền có thể giúp tăng khả năng tập trung, cải thiện giấc ngủ, giảm huyết áp và tăng sự tự tin trong công việc và cuộc sống.

1 14+ nguyên tắc ngồi thiền đúng cách

Điều chỉnh tư thế ngồi

Điều chỉnh tư thế ngồiĐiều chỉnh tư thế ngồi

Để có tư thế ngồi thiền đúng, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Điều chỉnh lưng để đầu và cổ thẳng với cột sống.
  • Đặt hai chân trên sàn sao cho mắt cá chân để thẳng lên đầu gối, phần bắp chân sẽ tạo một góc 90 độ với đùi
  • Thả lỏng hai tay đặt trên đùi hoặc trên đầu gối. .

Hoặc bạn có thể tận dụng sự dẻo dai của hông để thực hiện tư thế hoa sen trên đệm, gối, khăn bông bằng cách:

  • Ngồi thẳng người, duỗi thẳng hai chân và co đầu gối. Khéo léo dùng tay đặt bàn chân phải ép chặt vào bụng trái, bàn chân trái ép vào bụng phải.
  • Ngồi thẳng người, thả lỏng cơ thể và đặt hai tay trên đùi.

Điều chỉnh cột sống để có tư thế ngồi thiền chuẩn

Việc điều chỉnh cột sống phù hợp sẽ giúp bạn tránh khỏi các bệnh về xương như vẹo cột sống, gai cột sống lưng, trượt đốt sống thắt lưng,…

Kéo dãn cột sống bằng cách nâng thẳng cơ thể và mở rộng vòm ngực hướng lên trần mỗi khi hít thở vào. Điều này sẽ giúp bạn cảm nhận được dòng năng lượng truyền từ gốc cột sống đến đỉnh đầu. Hãy hít thật sâu và thở ra nhẹ nhàng, đồng thời giữ cho cột sống thẳng tinh thần luôn tỉnh táo trong quá trình thiền. .

Điều chỉnh cột sống để có tư thế ngồi thiền chuẩnĐiều chỉnh cột sống để có tư thế ngồi thiền chuẩn

Thả lỏng tay

Bạn có thể thực hiện cách đặt tay khi ngồi thiền để tìm lại sự bình yên cho cơ thể lẫn tâm hồn bằng cách đặt hai tay lên đùi và úp bàn tay hướng xuống. Phương pháp này giúp cơ thể bạn tìm được sự thoải mái và tập trung cảm thụ được dòng năng lượng của cơ thể.

Thả lỏng vai

Thả lỏng vai Thả lỏng vai

Thả lỏng vai cũng là cách khiến bạn tìm được sự thoải mái khi ngồi thiền, hành động này giúp lưng bạn khỏe hơn và tạo sự hô hấp tốt cho tim.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra tư thế của mình để đảm bảo rằng cột sống vẫn thẳng khi bạn đang thả lỏng vai. Ngoài ra, bạn nên chú ý cân bằng hai vai trên một đường thẳng.

Thoải mái cằm

Bạn hãy thả lỏng cơ mặt, để cằm được thoải mái và không gồng một cách gượng ép. Hành động này sẽ giúp khuôn mặt bạn được thư giãn và duy trì hơi thở sâu của mình.

Thư giãn quai hàm

Thả lỏng, không cắn chặt quai hàm, giữ quai hàm mở khi bạn ấn lưỡi vào vòm miệng. Việc làm này giúp điều chỉnh hơi thở của bạn và làm chậm quá trình nuốt nước bọt.

Khép hờ mắt

Khép hờ mắtKhép hờ mắt

Bạn chọn một trong hai cách: khép hờ hai mắt hoặc giữ mắt mở, nhìn tập trung vào một điểm trên sàn nhà để giữ cho khuôn mặt được thư giãn, khiến việc thiền diễn ra dễ dàng hơn.

Tập trung ở hơi thở hiện tại

Đây cũng là lúc bạn nên chú ý đến hơi thở và nhịp thở, cảm nhận những biến đổi trong cơ thể mình từ hơi thở đến ngực, bàn tay đến cánh tay và lần lượt đến các bộ phận khác.

Loại bỏ những suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí

Loại bỏ những suy nghĩ xuất hiện trong tâm tríLoại bỏ những suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí

Đây cũng là vấn đề nhiều người gặp phải khi thiền đó là mất tập trung và suy nghĩ miên man đến những vấn đề khác. Bạn hãy bình tâm lại để suy nghĩ và thông suốt từ bỏ loại bỏ được các cảm xúc vui buồn lẫn lộn xuất hiện trong tâm trí.

Chú ý khi tâm trí suy nghĩ lan man

Tập trung điều chỉnh dòng hơi thở và suy nghĩ của bạn quay về không gian thực tại. Chú ý rằng không để hơi thở và suy nghĩ lan man đi quá xa, không nên suy nghĩ đến vấn đề khác.

Hãy tử tế với những suy nghĩ lan man đó của bạn

Hãy tử tế với những suy nghĩ lan man đó của bạnHãy tử tế với những suy nghĩ lan man đó của bạn

Ngừng phán xét và ép buộc bản thân, hãy tử tế với những suy nghĩ lan man đó và tìm ra cách điều chỉnh bản thân mình quay trở lại.

Kết thúc với sự tử tế

Kết thúc với sự tử tếKết thúc với sự tử tế

Kết thúc quá trình ngồi thiền với động tác từ từ ngước mắt lên trời và mở mắt ra. Dành một chút thời gian để cảm nhận âm thanh của vạn vật xung quanh không gian của bạn.

Không ép bản thân thiền quá lâu

Bạn nên thực hành với khoảng thời gian thiền ngắn vào lúc đầu và dần tăng lên khi đã cảm thấy quen, nên tránh ngồi quá lâu vào những ngày đầu tiên vì dễ dẫn đến tình trạng nản chí.

Nghe nhạc nhẹ nhàng khi thiền

Nghe nhạc nhẹ nhàng khi thiềnNghe nhạc nhẹ nhàng khi thiền

Bạn có thể kết hợp ngồi thiền với các bản nhạc không lời hoặc nhạc nhẹ nhàng để giảm stress và dễ tập trung hơn.

2 Hướng dẫn 3 tư thế ngồi thiền đúng cách tại nhà

Phần tư Liên Hoa – The Quarter Lotus

Phần tư Liên Hoa – The Quarter LotusPhần tư Liên Hoa – The Quarter Lotus

Bước 1 Bắt chéo hai chân

Bước 2 Để hai bàn chân nằm dưới phần đùi và đầu gối đối diện

Bước 3 Đặt đầu gối tự vào bàn chân hoặc bạn có thể điều chỉnh tư thế sao cho cảm thấy thoải mái nhất.

Bước 4 Thả lỏng và đặt nhẹ hai tay lên đầu gối.

Bước 5 Giữ lưng thẳng trong suốt quá trình ngồi thiền.

Bán Liên Hoa – The Half Lotus

Bán Liên Hoa – The Half LotusBán Liên Hoa – The Half Lotus

Tư thế bán liên hoa giống với phần tư liên hoa, nhưng có phần khó hơn:

Bước 1 Đặt bàn chân trái của bạn lên đùi phải và chân phải lên đùi trái.

Bước 2 Tư thế đòi hỏi sự dẻo dai của phần hông để giảm áp lực lên khớp gối.

Lưu ý: Tư thế này có thể gây ra sự khó khăn nếu bạn là người mới, nên bạn có thể khởi động cơ thể bằng tư thế yoga chim bồ câu.

Toàn Liên Hoa – The Full Lotus

Toàn Liên Hoa – The Full LotusToàn Liên Hoa – The Full Lotus

Đây là tư thế khó nhất cho người mới bắt đầu thiền.

Bước 1 Người tập phải đặt mỗi bàn chân lên trên đùi đối diện.

Bước 2 Sự ổn định và tính đối xứng của tư thế này giúp việc điều chỉnh cơ thể và tâm trí dễ dàng hơn.

Lưu ý: Chỉ thực hiện tư thế toàn liên hoa khi hông và đầu gối của bạn ổn, để mắc phải các vấn đề về xương, đầu gối nếu chưa được hướng dẫn đúng cách.

3 Lưu ý khi thực hiện tư thế ngồi thiền

Lựa chọn không gian phù hợp

Lựa chọn không gian phù hợpLựa chọn không gian phù hợp

Bạn nên chọn cho mình không gian yên tĩnh để tránh bị làm phiền, mất tập trung trong lúc hành thiền nhé.

Tập trung vào hơi thở

Tập trung vào hơi thởTập trung vào hơi thở

Cách hít thở đúng cũng sẽ giúp bạn cảm nhận và lắng nghe cơ thể dễ dàng hơn, đây cũng là yếu tố giúp việc ngồi thiền được hiệu quả và lâu hơn. Hãy hít vào một hơi thật sâu rồi thở ra thật chậm bằng mũi.

Ăn nhẹ trước khi thiền

Ăn nhẹ trước khi thiềnĂn nhẹ trước khi thiền

Việc ăn nhẹ trước khi thiền sẽ giúp cho quá trình thiền diễn ra hiệu quả hơn vì bạn sẽ bị mất tập trung và cảm thấy không thoải mái khi đói bụng. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá no để tránh gây ra áp lực khi thiền.

Cam kết ngồi thiền mỗi ngày

Cam kết ngồi thiền mỗi ngàyCam kết ngồi thiền mỗi ngày

Bạn hãy bắt đầu quá trình thiền với khoảng thời gian cơ bản khoảng 3 phút mỗi ngày khi thức dậy hoặc trước khi ngủ. Thiền vào buổi sáng giúp cung cấp năng lượng bắt đầu một ngày mới và giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn vào buổi tối.

Trên đây là 14 nguyên tắc ngồi thiền đúng cách mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và một số lưu ý về việc ngồi thiền, Tùng Kingtech hy vọng bạn sẽ thực hành thành công quá trình này nhé!

Nguồn: hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm:

Chọn mua bình nước bán tại Tùng Kingtech để bổ sung nước trong lúc tập thể dục nhé:

Tùng Kingtech

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *