Tìm hiểu người mắc bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không?

Rau ngót là loại rau được rất nhiều người yêu thích và thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn. Nhưng bệnh nhân tiểu đường có thể ăn loại thực phẩm này không?

Rau ngót là loại rau dễ dàng tìm mua, thơm ngon và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nên loại rau này được rất nhiều người yêu thích. Nhưng người mắc bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không? Và bổ sung rau ngót thế nào cho hợp lý? Cùng tìm hiểu nhé!

1 Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không?

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không?Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không?

Mỗi thực phẩm đều có chỉ số đường huyết (GI) của riêng chúng, chỉ số này sẽ nói lên mức độ tăng nồng độ đường trong máu sau khi tiêu thụ thực phẩm đó. GI càng thấp thì mức độ ảnh hưởng đến đường huyết sau khi ăn càng thấp và ngược lại.

Rau ngót có chỉ số đường huyết khoảng 10-15, nằm trong nhóm thấp (GI < 55). Cho nên, bệnh nhân mắc tiểu đường hoàn toàn có thể ăn rau ngót trong các bữa chính với liều lượng khoảng 100g/ ngày mà không lo đường huyết bị tăng quá cao.

Ngoài ra, rau ngót còn bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất như protein, chất xơ, glucid, vitamin C, vitamin A, kali, kẽm, sắt, photpho,… với hàm lượng cụ thể trong định lượng 100g rau ngót như sau:

2 Lợi ích khi người bệnh tiểu đường ăn rau ngót

Giảm đường huyết

Thông qua thí nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy, diệp lục bên trong lá rau ngót mang đến dấu hiệu tích cực, làm giảm lượng đường trong máu. Từ đó, ta có thể thấy được tiềm năng hỗ trợ điều trị tiểu đường của loại rau này, giúp các bệnh nhân tiểu đường ổn định đường huyết.

Giảm đường huyếtGiảm đường huyết

Kiểm soát cân nặng

Vào năm 2020, một nghiên cứu về đặc tính chống béo phì và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp II của chiết xuất lá rau ngót đã được thực hiện. Kết quả thu được từ nghiên cứu cho thấy, bên trong lá rau ngót có chứa flavonoid hỗ trợ giảm lượng đường trong máu và hạn chế tích tụ mỡ thừa.

Bên cạnh đó còn có hoạt chất polyphenol, có công dụng giảm tăng sinh và tăng phân giải tế bào mỡ, tăng oxy hóa các acid béo. Cho nên, ăn rau ngót sẽ hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giảm thiểu nguy cơ béo phì cho bệnh nhân tiểu đường tuýp II.

Kiểm soát cân nặngKiểm soát cân nặng

Phòng tránh nguy cơ biến chứng tiểu đường

Ngoài các lợi ích đã kể trên, rau ngót còn hỗ trợ kiểm soát và phòng tránh nguy cơ dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường:

  • Rau ngót chứa papaverin có tác dụng tốt cho hệ tim mạch, giúp làm giãn cơ trơn, giảm sức cản ngoại vi, giảm huyết áp, ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch.
  • Hoạt chất etanolic giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn klebsiella pneumoniae và staphylococcus aureus (vi khuẩn gây bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết), hạn chế mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên.
  • Chứa các chất chống oxy hóa như polyphenol, hợp chất Ion,… hỗ trợ bảo vệ tế bào khỏi gốc tự do, stress oxy hóa, viêm nhiễm,..
  • Giàu vitamin C, bổ sung 288% so với nhu cầu hàng ngày, đẩy nhanh quá trình hình thành collagen, giúp vết thương nhanh lành hơn.

Phòng tránh nguy cơ biến chứng tiểu đườngPhòng tránh nguy cơ biến chứng tiểu đường

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Trong mỗi 100g rau ngót sẽ chứa 2,5g chất xơ. Chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn, hỗ trợ nhu động ruột co bóp dễ dàng, hút nước, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón.

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóaTăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Cách bổ sung rau ngót hợp lý

Rau ngót là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên ta không nên ăn quá nhiều, đặc biệt là với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Việc tiêu thụ quá nhiều rau ngót trong một ngày sẽ gây cản trở cơ thể hấp thu photpho và canxi.

Cùng với đó, không nên ăn rau ngót liên tục trong nhiều ngày, mà hãy luân phiên thay đổi đa dạng món ăn nhằm bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, liều lượng rau ngót phù hợp với người tiểu đường tiêu thụ trong một ngày là khoảng 100g. Ta có thể bổ sung rau ngót bằng cách chế biến thực phẩm này thành những món ăn như canh rau ngót thịt bằm, canh tôm rau ngót, canh cua rau ngót, cháo gà rau ngót,…

Cách bổ sung rau ngót hợp lýCách bổ sung rau ngót hợp lý

Trên đây là bài viết về người mắc bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không. Hy vọng thông qua bài viết này Bách Hóa XANH đã phần nào chia sẻ đến cho bạn những thông tin thật hữu ích.

Nguồn: Nutricare.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

Mua rau ngót tươi ngon, giá tốt tại Bách hoá XANH để thưởng thức nhé:

Tùng Kingtech

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *