Những điều cần biết về hội chứng sợ đám đông

Tìm hiểu về hội chứng sợ đám đông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục giúp bạn vượt qua nỗi lo âu trong các tình huống ở nơi đông người.

Ngày nay, một số người trải qua một căn bệnh tâm lý gọi là hội chứng sợ đám đông. Nó thể hiện thông qua hành vi có cảm giác sợ hãi và lo lắng, thậm chí muốn tránh xa hoàn toàn những nơi đông người. Cùng Bách hóa Xanh tìm hiểu rõ vấn đề này cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách giải quyết qua bài viết sau.

1 Hội chứng sợ đám đông là gì?

Hội chứng sợ đám đông là một thuật ngữ để chỉ tình trạng lo âu và sợ hãi mà một người trải qua khi nghĩ hoặc đến một nơi có đông người. Trên thực tế, nhiều người cảm thấy không thoải mái, tự tin khi đứng trước đám đông hoặc tham gia các sự kiện đông người, đây là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng sợ đám đông sẽ trải qua cảm giác sợ hãi đến mức không thể chịu đựng, khó lý giải và gần như không thể kiểm soát được.

Người bị hội chứng sợ đám đông thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Họ cảm thấy khó để cảm thấy an toàn trong môi trường công cộng, đặc biệt là những nơi đông người tập trung. Mỗi lần đối mặt với đám đông, họ trải qua sự lo lắng và căng thẳng không thể giải tỏa.

Hội chứng sợ đám đông đòi hỏi quá trình điều trị khó khăn, khi người bị phải đối mặt và vượt qua nỗi sợ. Tuy nhiên, thông qua tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc điều trị, người mắc hội chứng sợ đám đông có thể giải phóng bản thân và trải nghiệm một cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Hội chứng sợ đám đôngHội chứng sợ đám đông

2 Nguyên nhân gây nên hội chứng sợ đám đông

Dù hiện tại chưa có nguyên nhân chính xác được xác định cho hội chứng sợ đám đông, nhưng nghiên cứu đã chỉ ra một số đặc điểm có liên quan sâu đậm đến hình thành của hội chứng sợ đám đông này:

Liên quan đến rối loạn lo âu

Hội chứng sợ đám đông có thể xuất phát từ rối loạn lo âu, đặc biệt là ở những người có xu hướng lo lắng quá mức. Ngoài ra, hội chứng sợ đám đông cũng có thể xuất phát liên quan đến các cơn ám ảnh và nỗi sợ khác như ám ảnh sợ không gian trống, rối loạn lo âu xã hội,…

Liên quan đến rối loạn lo âuLiên quan đến rối loạn lo âu

Di truyền hoặc từ người thân trong gia đình

Theo TS. BS Bùi Quang Huy – Trưởng khoa tâm thần Bệnh viện 103 (Hà Nội), yếu tố gia đình có mối liên hệ với việc hình thành hội chứng sợ đám đông. Sự sợ đám đông của cha mẹ có thể di truyền hoặc truyền cho con thông qua cách nhìn nhận từ thuở nhỏ, dẫn đến sự phát triển của nỗi sợ hãi riêng biệt.

Trong trường hợp như cha mẹ quá bao bọc, không cho trẻ tiếp xúc với đám đông. Điều này khiến trẻ trở nên nhút nhát, cảm giác xa lạ khi đứng ở những nơi đông người và từ đó sợ hãi đám đông.

Di truyền hoặc từ người thân trong gia đìnhDi truyền hoặc từ người thân trong gia đình

Những lần tổn thương trong quá khứ

Nỗi sợ đám đông có thể hình thành sau khi trải qua chấn thương thể xác và tinh thần trong môi trường đông người. Cảm giác tồi tệ, sợ hãi và ám ảnh khi chứng kiến những tổn thương tương tự cũng đóng góp vào sự hình thành nỗi sợ và nỗi sợ này liên tục hiện diện trong tiềm thức. Vì thế, người mắc chứng này luôn khao khát tránh xa nơi đông người để tránh nguy hiểm tiềm ẩn.

Những lần tổn thương trong quá khứNhững lần tổn thương trong quá khứ

Hội chứng sợ đám đông có thể bắt đầu từ khi còn nhỏ, nhưng thường xuất hiện vào cuối tuổi vị thành niên hoặc những năm đầu sau khi trưởng thành (thường thấy ở trước tuổi 35). Tuy nhiên, người trưởng thành lớn tuổi cũng có thể bị mắc hội chứng này. Hội chứng sợ đám đông thường được chẩn đoán nhiều hơn ở phụ nữ so với nam giới.

Có một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến hội chứng sợ đám đông, bao gồm:

  • Trước đây đã trải qua rối loạn hoảng sợ hoặc các cơn sợ hãi khác.
  • Phản ứng với cơn hoảng loạn bằng sự sợ hãi và tránh né quá mức.
  • Trải qua những sự kiện, cú sốc gây ám ảnh trong cuộc sống, như bị lạm dụng, mất cha mẹ, bị tấn công,…
  • Có xu hướng lo lắng, căng thẳng quá mức.
  • Có quan hệ huyết thống với những người mắc hội chứng sợ đám đông.

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng sợ đám đôngCác yếu tố nguy cơ của hội chứng sợ đám đông

4 Dấu hiệu nhận biết người mắc chứng sợ đám đông

Một người mắc hội chứng sợ đám đông, khi ở nơi đông người mà không thể tránh được, cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau. Có thể họ có ý thức rằng những phản ứng này không hợp lý, nhưng đa phần không thể kiểm soát được. Chúng có thể được chia thành ba nhóm triệu chứng chính:

Phản ứng của cơ thể

  • Ngất lịm.
  • Nhức đầu, cảm giác hoa mắt.
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Buồn nôn và cảm giác buồn nôn.
  • Cơn hoảng loạn và lo lắng cực độ.

Phản ứng của cơ thểPhản ứng của cơ thể

Nhận thức – Suy nghĩ

  • Lúng túng, không tập trung.
  • Không kiểm soát bản thân.
  • Cảm thấy tức giận hoặc tuyệt vọng.
  • Có suy nghĩ tiêu cực và cảm giác đen tối.

Nhận thức - Suy nghĩNhận thức – Suy nghĩ

Biểu hiện qua hành vi

  • Tránh xa những nơi đông người (siêu thị, rạp phim, hội chợ,…).
  • Bám lấy ai đó để cảm thấy an toàn.
  • Khóc khi không thể thoát ra khỏi đám đông.
  • Cố gắng tìm cách thoát khỏi tình huống hiện tại.
  • Trẻ em bị ảnh hưởng tâm lý dẫn đến tự kỷ, luôn cảm thấy lo sợ khi đối mặt với đám đông.

Biểu hiện qua hành viBiểu hiện qua hành vi

5 Biến chứng của hội chứng sợ đám đông

Hội chứng sợ đám đông có thể gây ra hạn chế nghiêm trọng trong hoạt động hàng ngày. Trường hợp để lâu không điều trị, một số người có thể sống trong nhà suốt năm, không gặp gỡ gia đình và bạn bè, không thể đi làm, đi học, và không thể tham gia vào các hoạt động bình thường. Họ dần trở nên phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ người khác.

Hội chứng sợ đám đông dẫn đến một số hệ lụy:

  • Trầm cảm
  • Lạm dụng rượu, chất kích thích.
  • Các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, bao gồm các rối loạn lo âu và rối loạn nhân cách khác.

Biến chứng của hội chứng sợ đám đôngBiến chứng của hội chứng sợ đám đông

6 Cách phòng tránh hội chứng sợ đám đông

Dù không có cách chắc chắn để ngăn ngừa chứng sợ đám đông, nhưng có một số cách đơn giản để giảm bớt căng thẳng, lo lắng và tránh những tình huống gây sợ hãi. Nếu bạn cảm thấy sợ hãi ở những nơi an toàn, hãy thử từ từ tiếp xúc với những nơi đó trước khi sự sợ hãi trở nên quá áp đảo. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc làm điều này, hãy nhờ sự giúp đỡ từ gia đình hoặc bạn bè, có thể tìm sự hỗ trợ từ những chuyên gia.

Ngoài ra, nếu bạn trải qua cơn hoảng loạn hoặc có rối loạn hoảng sợ, hãy tìm kiếm phương pháp điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị rối loạn hoảng loạn có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của chứng sợ đám đông, vì hai vấn đề này có mối liên hệ mật thiết với nhau. Đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia để bạn có thể sống một cuộc sống không bị giới hạn bởi nỗi sợ đám đông.

Cách phòng tránh hội chứng sợ đám đôngCách phòng tránh hội chứng sợ đám đông

7 Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Cần thăm khám bác sĩ khi bạn gặp những dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến hội chứng sợ đám đông và chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Dưới đây là những tình huống mà bạn nên xem xét thăm khám bác sĩ:

  • Triệu chứng trở nên nặng: Nếu sợ đám đông của bạn trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất của bạn, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
  • Sự lo lắng và căng thẳng kéo dài: Nếu bạn sống trong trạng thái lo lắng và căng thẳng liên tục do sợ đám đông, và không thể tự mình xử lý, hãy tham khảo ý kiến ​​chuyên gia để nhận được sự hỗ trợ và điều trị thích hợp.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày: Nếu tình trạng tình trạng sợ đám đông gây ra khó khăn trong hoạt động hàng ngày như đi làm, đi học, gặp gỡ bạn bè,… hãy tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ để khám phá các phương pháp điều trị và khôi phục cuộc sống bình thường của bạn.
  • Tình trạng vượt quá khả năng tự quản lý: bạn cảm thấy không thể tự mình đối phó với sợ đám đông và nó ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe hãy tìm tới bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ và điều trị chuyên sâu.

Bác sĩ sẽ có thể đánh giá tình trạng của bạn, đưa ra chẩn đoán chính xác và tư vấn về các phương pháp điều trị phù hợp như tâm lý trị liệu, thuốc hoặc kết hợp cả hai để giúp bạn vượt qua hội chứng sợ đám đông và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Với những thông tin đã chia sẻ, Tùng Kingtech hy vọng bạn tích lũy thêm được nhiều thông tin bổ ích và ghi chép vào sổ tay chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

Nguồn: Vinmec.com, youmed.vn, bvnguyentriphuong.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

Mua rau củ tươi ngon, đảm bảo chất lượng tại Tùng Kingtech:

Tùng Kingtech

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *