Khám phá quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

Quá trình phát triển của thai nhi là một quá trình vô cùng phức tạp và tuyệt vời. Từ khi chỉ là một tế bào đơn, thai nhi phát triển thành một em bé hoàn chỉnh.

Cùng Tùng Kingtech khám phá quá trình phát triển kì diệu của em bé trong 3 tháng đầu tiên – quá trình thai nhi sẽ trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, bao gồm: phân li, hình thành các cơ quan, bộ phận và khả năng chuyển động và cuối cùng là giai đoạn phát triển não bộ ở ngay bài viết bên dưới nhé!

1 Quá trình hình thành của thai nhi

Thường thì thời gian trung bình mang thai của phụ nữ được tính là 40 tuần, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. 40 tuần mang thai được chia thành 3 kỳ mang thai, mỗi kỳ kéo dài khoảng 3 tháng.

Thời điểm thụ thai diễn ra trong khoảng 12-24 giờ sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau, và trong quá trình này, giới tính và các đặc tính của thai nhi được xác định.

Trong khoảng thời gian này, tử cung của phụ nữ mở rộng để cung cấp không gian cho sự phát triển của thai nhi. Đây là một dấu hiệu cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi.

Quá trình hình thành của thai nhiQuá trình hình thành của thai nhi

2 Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

Tuần 1 đến tuần 3

Đánh dấu bước đầu tiên trong quá trình phát triển của em bé. Ở giai đoạn này trứng đã được thụ tinh thành hợp tử, các tế bào liên tục phân chia, chúng bám vào thành tử cung và cuối cùng làm tổ trong suốt giai đoạn sau đó.

Tuần 4 thai kỳ

Khi này hợp tử được gọi là phôi thai, lúc này chỉ nhỏ bằng hạt hoa anh túc. Các hệ thống cơ quan đang được hình thành nhanh chóng nhờ vào quá trình phân chia tế bào.

Tuần 5 thai kỳ

Thai nhi bắt đầu phát triển thành phôi mầm.

Đây là giai đoạn em bé hình thành hệ tuần hoàn, trái tim, hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống.

Tuần 6 thai kỳ

Trong thời gian này, sự phát triển của thai nhi được biểu hiện rõ qua kích thước cỡ hạt đậu nhỏ. Xương bắt đầu phát triển, tai, mũi, miệng được định dạng, hệ thần kinh và tiêu hóa cũng phát triển.

Tuần 7 thai kỳ

Thai nhi phát triển thành nhau thai và túi ối. Nhau thai tiến vào thành tử cung để hấp thụ chất dinh dưỡng và oxy. Kích thước của thai nhi dài gần bằng hạt lạc. Vào giai đoạn này, thai phụ tính khí thất thường như cáu giận, ốm nghén, đi tiểu nhiều.

Tuần 8 thai kỳ

Phổi của thai nhi khi này phát triển, chiều dài từ đầu đến đuôi của thai nhi tăng lên cỡ quả mọng. Có thể nghe được nhịp tim của bé qua siêu âm. Hệ thần kinh trung ương phát triển nhanh. Tay chân của thai nhi đang trong thời gian định hình. Sự phát triển của thai nhi dần rõ rệt hơn.

Tuần 9 thai kỳ

Các bộ phận bên ngoài đang được hình thành, hồng cầu đang được sản sinh ra nhờ gan. Đuôi của thai nhi đã không còn, đầu và ngực được phân chia rõ ràng. Lúc này, kích thước thai nhi tăng lên tương ứng với một quả nho.

Tuần 10

Các cơ quan của thai nhi đã hình thành, tay chân không còn màng mà thay vào đó là các ngón đã được định dạng. Bộ não bắt đầu hoạt động, phát triển về phía trước. Sự phát triển của thai nhi lúc này có kích thước to bằng quả cherry.

Tuần 11

Sự phát triển của thai nhi tiến triển một cách vượt bậc.

Thai nhi đã có hình dáng giống con người, kích thước tương đối phát triển (bằng với một quả dâu tây). Não bộ và tim của thai nhi phát triển nhanh chóng. Răng đang hình thành trong nướu. Cuống rốn của thai nhi bắt đầu cung cấp dưỡng chất và loại bỏ chất thải trong bào thai.

Tuần 12

Kích thước của thai nhi trong tuần này đã lớn bằng quả mận và nặng khoảng 55g. Các hệ cơ quan cơ bản của thai nhi đã hình thành, thai nhi trong bụng bắt đầu cử động không ngừng và có thể cảm nhận được.

Tuần 13

Sự phát triển của thai nhi ở tuần này được thể hiện thông qua việc các ngón tay nhỏ đã hình thành vân tay. Thông qua da ta có thể nhìn rõ được các nội quan cũng như các tĩnh mạch ở bé. Thai nhi ở giai đoạn này có kích thước bằng một quả chanh nhỏ.

Tuần 14

Đôi mắt của em bé đã hình thành đầy đủ. Nhờ có thanh quản mà thai nhi có thể khóc nhẹ. Cơ quan sinh dục, thần kinh trung ương phát triển với tốc độ nhanh. Thận bắt đầu hoạt động. Ở giai đoạn này, chiều dài và cân nặng của bé cũng tăng vô cùng nhanh.

Quá trình hình thành của thai nhi trong 3 tháng đầuQuá trình hình thành của thai nhi trong 3 tháng đầu

3 Kích thước và cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi

Thời kỳ 3 tháng đầu này, cha mẹ có thể theo dõi kích thước và cân nặng tiêu chuẩn của em bé trong bụng thông qua 4 giai đoạn.

Tuần 1 đến tuần 4: Giai đoạn bắt đầu này, trứng mới được thụ tinh và phôi thai hình thành.

Tuần 1 đến tuần 4Tuần 1 đến tuần 4

Tuần 5 đến tuần 6: Đây là giai đoạn em bé hình thành hệ tuần hoàn, trái tim, hệ thần kinh trung ương bao gồm não và tủy sống. Bên cạnh đó, xương bắt đầu phát triển, hệ thống hô hấp được định dạng, hệ thần kinh và tiêu hóa cũng phát triển.

Tuần 5 đến tuần 6Tuần 5 đến tuần 6

Tuần 7: Đến khi này, cơ bản các bộ phận, hệ thống cơ bản đã định dạng, có mặt. Kích thước của thai nhi dài gần bằng hạt lạc.

Tuần 7Tuần 7

Tuần thứ 8 đến tuần 13: Đối với từng tuần, kích thước lẫn cân nặng của thai nhi đều có sự thay đổi rõ rệt.

Tuần 8: 1.6cm, nặng khoảng 1-10g

Tuần 9: 2.3 cm, nặng khoảng 1-10g

Tuần 10: 3.1 cm, nặng khoảng 1-10g

Tuần 11: 4.1 cm, nặng khoảng 50-70g

Tuần 12: 5.4 cm, nặng khoảng 50-70g

Tuần 13: 7.4 cm, nặng khoảng 50-70g

Tuần thứ 8 đến tuần 13Tuần thứ 8 đến tuần 13

Tùng Kingtech xin gửi tới các bạn, đặc biệt là các bà mẹ bài viết mô tả chi tiết quá trình phát triển của em bé trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, chúc các bà mẹ có thật nhiều sức khỏe và cũng đừng quên theo dõi Tùng Kingtech để cập nhật thông tin về đời sống nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Mua sữa bột cho mẹ bầu chất lượng tại Bách hoá XANH:

Tùng Kingtech

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *