4 hành động của bố mẹ càng khiến trẻ bướng bỉnh, dễ ăn vạ

Khi trẻ trở nên cáu gắt, nếu bố mẹ không xử lý đúng cách thì sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh hơn. Điểm qua 4 hành động của bố mẹ càng khiến trẻ bướng bỉnh, dễ ăn vạ hơn.

Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ phải tiếp xúc và làm quen với nhiều dạng cảm xúc mới và học cách kiểm soát chúng. Trẻ có thể trở nên bối rối và thường cáu gắt trong giai đoạn này.

Nếu như bố mẹ mắc phải 4 hành động sau sẽ càng khiến trẻ bướng bỉnh, dễ ăn vạ hơn, lâu dần sẽ gây ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của trẻ sau này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1Đứng cao hơn hoặc ngồi thấp hơn chỉ tay vào mặt trẻ

Nhiều bố mẹ vô thức đứng cao hơn hoặc ngồi thấp hơn tầm mắt của con và kèm theo đó là động tác chỉ tay vào mặt trẻ khi trách mắng. Tuy nhiên, tư thế và hành động này chỉ càng khiến cho sự bướng bỉnh của bé tăng cao hơn.

Vì thế, điều cần làm ở đây là giao tiếp ánh mắt với trẻ. Bố mẹ hãy ngồi xuống ngang tầm mắt trẻ hoặc cho bé ngồi trên ghế cao. Hành động này sẽ giúp bé bình tĩnh và dễ dàng lắng nghe hơn.

Đứng cao hơn hoặc ngồi thấp hơn chỉ tay vào mặt trẻĐứng cao hơn hoặc ngồi thấp hơn chỉ tay vào mặt trẻ

2Tiếp tục la mắng nhiều hơn khi trẻ phản ứng lại

Đôi khi sự im lặng có thể giải quyết được một vài vấn đề trong cuộc sống. Thông qua một số nghiên cứu về tâm lý trẻ nhỏ có thể thấy rằng, khi trẻ có xu hướng chống lại bạn, thay vì tiếp tục la mắng thì bố mẹ hãy tạm dừng cuộc trò chuyện lại.

Sự tức giận của trẻ có thể ví như ngọn lửa, và nếu muốn ngọn lửa tắt thì nên rút đi oxy. Cho nên, trường hợp bé chống đối lại những lời la mắng thì bố mẹ hãy ngừng cuộc tranh luận, tỏ ra thật nghiêm túc và lơ đi các hành động của trẻ để trẻ tự suy ngẫm.

Tiếp tục la mắng nhiều hơn khi trẻ phản ứng lạiTiếp tục la mắng nhiều hơn khi trẻ phản ứng lại

Gia đình có thể quy định một khu vực được gọi là Time-out, để những khi xảy ra tình huống trên, bố mẹ có thể bế bé vào hoặc yêu cầu bé di chuyển đến khu vực này. Trong lúc bé suy ngẫm, bố mẹ có thể tính giờ và làm bất cứ thứ gì để giải tỏa tâm trạng.

Với những trẻ nhỏ bướng bỉnh và quấy khóc khi bố mẹ bế thì hãy trao bé cho người thân khác bế hoặc đặt trẻ nằm xuống giường.

3Luôn nhặt những món đồ bé ném khi tức giận

Một số trẻ trong lúc tức giận thường có hành động vứt đồ đạc khắp nơi và điều này diễn ra là do nhận thức trẻ chưa phát triển đủ để hiểu ý nghĩa của những việc mình làm.

Tuy nhiên, dù sao đi nữa thì đây cũng là hành động có thể sửa đổi. Sau khi trẻ ném đồ vật, người thân không nên nhặt ngay vì lúc này trẻ sẽ xem việc ném đồ đạc như một trò chơi và sẽ tạo thành thói quen không tốt ở trẻ.

Luôn nhặt những món đồ bé ném khi tức giậnLuôn nhặt những món đồ bé ném khi tức giận

Và các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyên rằng, bố mẹ hãy xem như không quan tâm đến hành động của trẻ và không cần nhặt đồ vật mà trẻ ném. Trong trường hợp tiếng đồ đạc rơi vỡ quá ồn ào, bạn có thể thể hiện thái độ rằng bản thân không thích và tiếp tục làm lơ rồi làm việc của mình.

Ngoài ra cũng có thể đếm thầm từ 1-5 rồi nói chuyện bình thường với trẻ. Khoảng 24 tiếng sau cuộc tranh cãi, bố mẹ hãy bắt đầu trò chơi phân loại đồ vật trên sàn và cho vào thùng. Cứ lặp đi lặp lại nếu trẻ có hành động vứt đồ vật, sau vài lần trẻ sẽ cảm thấy chán và dần quên thói quen này.

4Kéo trẻ dậy khi nằm lăn ra khóc

Chắc hẳn ít nhất 1 lần bạn đã nhìn thấy hình ảnh những trẻ bướng bỉnh nằm lăn ra đất ở bất kỳ đâu và quấy khóc. Lúc này, thay vì cố kéo bé dậy và mang bé tránh khỏi đám đông thì hãy để bé thỏa sức bộc lộ cảm xúc.

Các chuyên gia về tâm lý trẻ em khuyên rằng, khi trẻ cố giải tỏa cảm xúc với hành động nằm lăn ra sàn thì đừng cố gắng tác động đến bé nhằm tránh trường hợp bé phản ứng quá mạnh. Trong trường hợp này, bố mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi khoảng 1-2 phút tùy theo mức độ giận dữ của bé.

Kéo trẻ dậy khi nằm lăn ra khócKéo trẻ dậy khi nằm lăn ra khóc

Sau đó, khi nhận thấy bé dần trở nên bình tĩnh hơn thì hãy chậm rãi tiếp cận và nhẹ nhàng hỏi trẻ có muốn dậy không, đề nghị đỡ bé dậy và bày tỏ yêu cầu muốn trò chuyện.

Trên đây là 4 hành động của bố mẹ càng khiến trẻ bướng bỉnh, dễ ăn vạ. Hy vọng đã giúp bố mẹ biết được cách đối phó với các trường hợp tương tự trong tương lai khi nuôi dạy trẻ.

Nguồn: Báo điện tử Tổ Quốc – Chuyên trang Trí Thức Trẻ

Có thể bạn quan tâm:

Chọn mua sữa cho bé dinh dưỡng tại Bách Hoá XANH:

Tùng Kingtech

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *