3 loại tổn thương trong cách nuôi dạy trẻ mà bố mẹ cần lưu ý

Trẻ em rất dễ bị tổn thương bởi những hành động tưởng chừng như hợp lý của các bậc cha mẹ. Cùng điểm qua 3 loại tổn thương trong cách nuôi dạy trẻ cần lưu ý.

Sinh con và nuôi dạy con khôn lớn là một hành trình tuyệt vời, nhưng sẽ có lúc cha mẹ phải đối mặt với những khó khăn thách thức trong việc thấu hiểu và sẻ chia cùng trẻ. Các bậc cha mẹ nên cố gắng đừng làm tổn thương con trong quá trình dạy dỗ. Bởi có những tổn thương dù vô tình gây ra cũng để lại hậu quả cho trẻ thậm chí đến suốt cuộc đời.

1Tổn thương cơ thể

Nhiều bậc cha mẹ vẫn thường quan niệm rằng “thương cho roi cho vọt”, không đáng thì không thể thành tài. Họ nghĩ rằng cách nhanh chóng để nuôi dạy những đứa trẻ không nghe lời chính là dùng đòn roi. Tuy nhiên, những đứa trẻ lớn lên sẽ không thể cảm nhận được tình yêu thương của người khác và cũng không thể yêu thương người khác một cách thật lòng. Từ đó, tính cách của những đứa trẻ này càng trở nên ích kỷ hơn.

Trong một nghiên cứu của Tiến sĩ Julie Ma, Đại học Michigan-Flint và nhóm nghiên cứu về những trải nghiệm không mấy tốt đẹp thời thơ ấu (hay còn gọi là ACEs) bao gồm bạo lực gia đình, ngược đãi, bỏ bê, bạo hành tinh thần với trẻ và các chất kích thích. Các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu của hơn 2.300 gia đình để làm rõ tác động của ACEs so với đánh đòn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, một đứa trẻ bị rơi vào trường hợp ACEs và đánh đòn từ khi 3 tuổi thì chúng có xu hướng bạo lực, hung hăng và bắt nạt ở tuổi lên 5. Có thể thấy, tác động của ACEs và đánh đòn là tương tự nhau đối với những hành vi hung hăng của trẻ em.

Tổn thương cơ thểTổn thương cơ thể

2Tổn thương tình cảm

Tổn thương tình cảm (hay còn gọi là tổn thương tinh thần) là loại tổn thương phổ biến và khó phát hiện ở các đứa trẻ rơi vào trường hợp này. Nếu cha mẹ thường xuyên có những biểu hiện sau đây sẽ gây tổn thương tình cảm của trẻ:

  • Những cảm xúc tức giận, phàn nàn và áp đặt của cha mẹ thường xuyên lên con cái.
  • Cha mẹ thường thờ ơ, thiếu kiên nhẫn và không đáp ứng được những yêu cầu thiết yếu, an toàn và cảm xúc của trẻ kịp thời.

Việc trẻ em bị bỏ mặc, thờ ơ hay bị kiểm soát quá mức về cảm xúc hay hành vi đều ảnh hưởng đến khả năng thiết lập tự chủ và sự hình thành bản thể riêng của bản thân. Bé dần giảm đi khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, kéo theo sự sụt giảm về lòng tin tưởng bản thân, khả năng thích ứng và tự điều chỉnh bản thân trong tương lai.

Tổn thương tình cảmTổn thương tình cảm

3Tổn thương bởi lời nói

Để con không tái phạm những lỗi lầm của mình, cha mẹ thường có thói quen nói nặng lời. Tuy nhiên, lời khen ngợi mới chính là những gì một đứa trẻ thực sự cần chứ không phải là những chỉ trích gay gắt.

Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng họ có đủ hết những kinh nghiệm để dạy dỗ con cái, họ luôn sử dụng tư cách người lớn tuổi và thái độ bề trên để răn đe, nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp dạy dỗ tốt mà nó còn là nguyên nhân dẫn đến sự chống đối nhiều hơn từ những đứa trẻ.

Tổn thương bởi lời nóiTổn thương bởi lời nói

Khi liên tục bị phàn nàn và nghe những tiêu cực về hành vi của mình, trẻ sẽ nghĩ rằng mình xấu xa và không quan trọng, không còn thấy tin tưởng vào khả năng của bản thân và điều này vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.

Vì vậy, các bậc cha mẹ cần học cách đồng cảm, sẻ chia và nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ của con cái trong việc giáo dục trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ biết rằng cha mẹ cũng đang rất cố gắng để đồng cảm, thấu hiểu và giúp đỡ mình phát triển toàn diện hơn. Từ đó những tâm lý về nổi loạn, hung hăng sẽ không xảy ra và được giáo dục hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin về 3 loại tổn thương trong cách nuôi dạy trẻ mà các bậc cha mẹ nên lưu ý. Hãy luôn luôn thấu hiểu và sẻ chia với trẻ trong suốt quá trình nuôi dạy trẻ để trẻ lớn khôn và phát triển một cách toàn diện nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Chọn mua sữa bột cho bé chất lượng có bán tại Tùng Kingtech nhé:

Tùng Kingtech

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *