10 kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà bố mẹ cần dạy cho con

Vấn nạn xâm hại trẻ em đang trở thành vấn đề nóng, đáng báo động. Hãy cùng Tùng Kingtech tìm hiểu 10 kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà bố mẹ cần dạy cho con nhé!

Các kỹ năng mềm để phòng tránh xâm hại tình dục ở trẻ em đang được đại đa số bậc phụ huynh quan tâm. Hầu hết mọi người đều muốn tìm các biện pháp ngăn ngừa từ sớm để con của mình tránh khỏi các tình huống xấu này. Cùng Tùng Kingtech điểm qua 10 kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà bố mẹ cần dạy cho con của mình.

1 Dạy trẻ không tiết lộ tên

Dạy trẻ không tiết lộ tênDạy trẻ không tiết lộ tên

Kỹ năng đầu tiên là luôn dặn trẻ không được tiết lộ bất kỳ tên, tuổi, thông tin của mình cho người lạ. Vì nếu những người lạ biết được tên hay các thông tin cơ bản của bé, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc tạo lòng tin. Gia đình có thể viết tên của bố mẹ bé vào cặp thay vì thông tin của bé để tránh bị kẻ gian lợi dụng.

2 Tránh các xe đang đến gần theo hướng ngược lại

Tránh các xe đang đến gần theo hướng ngược lạiTránh các xe đang đến gần theo hướng ngược lại

Một phương pháp phòng tránh xâm hại trẻ em bạn nên dạy bé đó là không được đến gần xe của những người lạ. Đồng thời, khi có một chiếc xe tiến lại gần bé, tiếp cận và dần dần thu hút sự chú ý của con, hãy dạy bé nên chạy theo hướng ngược lại. Điều này sẽ giúp trẻ có thêm thời gian để gọi người trợ giúp.

3 Nghĩ ra mật khẩu riêng của gia đình

Nghĩ ra mật khẩu riêng của gia đìnhNghĩ ra mật khẩu riêng của gia đình

Đưa ra mật khẩu gia đình cũng là một biện pháp bảo vệ được nhiều bậc phụ huynh áp dụng cho con của mình. Ba mẹ có thể dạy cho bé rằng nếu ai đó đến và nói với con: “Đi cùng với chú đi. Bố mẹ bảo chú đưa con đến chỗ họ”, thì điều quan trọng đầu tiên bé phải làm là hỏi lại: “Bố mẹ cháu tên gì? Mật khẩu gia đình cháu là gì?”.

Bố mẹ nên dạy bé một câu mật khẩu trong trường hợp khẩn cấp để sử dụng. Giả sử như bạn có việc gấp và nhờ người quen tin tưởng đến đón bé, hãy nói mật khẩu gia đình cho họ. Bên cạnh đó, bạn nên nghĩ ra một câu mật khẩu không dễ đoán như “con chim cánh cụt màu xanh”.

4 Cài đặt ứng dụng định vị để theo dõi bé

Cài đặt ứng dụng định vị để theo dõi béCài đặt ứng dụng định vị để theo dõi bé

Đây cũng là một cách phổ biến để phòng tránh kịp thời việc xâm hại trẻ nhờ sử dụng công nghệ hiện đại. Nhờ tính năng định vị GPS, các ứng dụng này sẽ theo dõi hành trình mà bé đi một cách chính xác. Các thiết bị này giúp phát hiện những bất thường trong hành trình di chuyển của con bạn.

5 Đeo đồng hồ có nút khẩn cấp

Đeo đồng hồ có nút khẩn cấpĐeo đồng hồ có nút khẩn cấp

Mua cho bé một chiếc đồng hồ có nút khẩn cấp cũng là một cách bảo vệ và phòng tránh những hành vi xâm hại trẻ em. Với những thiết bị như dây chìa khóa, vòng tay, bố mẹ có thể dễ dàng theo dõi vị trí của trẻ. Khi bé nhấn nút khẩn cấp, bạn hoặc cảnh sát sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo.

6 Dạy trẻ phải la lên khi bị người lạ nắm lấy

Dạy trẻ phải la lên khi bị người lạ nắm lấyDạy trẻ phải la lên khi bị người lạ nắm lấy

Đây được coi là một trong những kỹ năng cần thiết trong việc phòng chống xâm hại và bắt cóc trẻ em, dạy bé biết cư xử tỉnh táo và mạnh mẽ hơn trong tình huống bị người lạ bắt lấy. Bạn có thể dạy trẻ các hành động chống lại như cắn, đá, cào và cố gắng hét thật lớn để thu hút sự chú ý của những người xung quanh.

7 Tránh xa người lạ

Tránh xa người lạTránh xa người lạ

Nên dạy trẻ biết giữ khoảng cách với người lạ. Bạn có thể căn dặn bé không cần phải nói chuyện hay đáp lại lời của người lạ. Hoặc nếu có nói chuyện, nên đứng xa với khoảng cách từ 2-2.5 mét.

Nếu người lạ cố ý đến gần, tiếp cận và cố tính bắt chuyện, bạn nên dạy trẻ lùi ra phía sau. Nên tạo một tình huống thực tế, thực hành sau đó nhấn mạnh cho trẻ hiểu rằng phải luôn giữ khoảng cách đó bất kể tình huống nào xảy ra.

8 Tránh đi thang máy với người lạ

Tránh đi thang máy với người lạTránh đi thang máy với người lạ

Khi đứng chờ thang máy một mình cũng là cơ hội để những kẻ xấu tiếp cận bé. Hãy dạy bé nên đứng chờ thang máy với tư thế dựa lưng vào tường để quan sát mọi người xung quanh. Nếu có người lạ bước vào thang máy, hãy dạy bé kiếm lý do để không phải đi cùng người đó trong thang máy.

Nếu có ai cố gắng mời bé vào thang máy, hãy dạy cho bé cách từ chối lịch sự như sau: “Bố mẹ đã dặn con chỉ đi thang máy một mình hoặc cùng hàng xóm”. Nếu người lạ cố gắng lôi bé vào thang máy và bịt miệng bé, bé phải hét lên, cắn người đó để tự thoát ra và tìm sự giúp đỡ.

9 Không cho người lạ vào nhà

Không cho người lạ vào nhàKhông cho người lạ vào nhà

Bạn nên giải thích rõ cho con của mình rằng nếu không có người lớn ở nhà, có người gõ cửa mà không nhìn thấy rõ là ai, không có ai trả lời khi bé hỏi: “Ai đó”, bé tuyệt đối không được mở cửa, kể cả mở hé.

Bé cũng không được tiết lộ với người ngoài rằng bố mẹ bé đang không có ở nhà ngay cả người đó đến để sửa điện hoặc ống nước. Nếu người đó tìm cách để mở cửa và hối thúc bé, hãy dạy trẻ gọi cho bố mẹ hoặc hàng xóm ngay lập tức.

10 Tránh gặp những bạn trên mạng một mình

Tránh gặp những bạn trên mạng một mìnhTránh gặp những bạn trên mạng một mình

Ngày nay, các tội phạm có thể tiềm cách dụ dỗ con mồi bằng cách tiếp cận trên các nền tảng mạng xã hội. Vì vậy, bạn cần dạy trẻ những kỹ năng sống phòng chống tội phạm xâm hại trên môi trường mạng.

Đặc biệt, phải dạy trẻ tuyệt đối không được tiết lộ cho người lạ số điện thoại, địa chỉ hay tên của mình. Bé cũng không được gửi ảnh hay hẹn gặp riêng với những người lạ mà bé đã quen biết qua mạng.

Trên đây là những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà Tùng Kingtech tổng hợp. Tùng Kingtech cũng hy vọng rằng thông tin này hữu ích trong việc phòng tránh và đề cao cảnh giác với các hành vị xâm hại trẻ em.

Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm:

Chọn mua sữa cho bé dinh dưỡng tại Bách Hoá XANH:

Tùng Kingtech

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *